1. Quy mô thị trường
Tại Việt Nam thời gian qua có rất nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn, đặc biệt về người, điển hình như: Vụ cháy chung cư mini 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội, hậu quả 56 người bị chết; Cháy lớn ở quán Karaoke đường Trần Thái Tông, 13 người chết; Cháy chung cư Carina Plaza, Hồ Chí Minh làm 13 người chết; 33 người thiệt mạng trong vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương,…
Theo Hiệp hội phòng cháy chữa cháy quốc gia (NFPA) của Mỹ, tỷ lệ tử vong trên 1.000 vụ cháy nhà được báo cáo cao hơn đáng kể ở những ngôi nhà không có thiết bị báo cháy hoạt động (12,3 người chết trên 1.000 vụ cháy), chủ yếu là do không có thiết bị báo khói hoặc chuông báo cháy. đã có mặt nhưng không hoạt động bình thường so với những ngôi nhà có lắp đặt thiết bị báo khói đang hoạt động (5,7 người chết trên 1.000 vụ cháy). Mối lo ngại ngày càng tăng về an toàn cháy nổ đã khiến Cục Quản lý Phòng cháy chữa cháy Hoa Kỳ (USFA) đưa ra các hướng dẫn. Hiện nay, máy dò khói phải được lắp đặt bên trong mỗi phòng ngủ, bên ngoài mỗi khu vực ngủ và trên mỗi tầng của ngôi nhà, kể cả tầng hầm và một máy dò khí carbon monoxide ở mỗi tầng và trong mỗi khu vực ngủ
Theo dự báo của Moror Intelligence nhu cầu giải pháp báo cháy rất cao, doanh thu của thị trường này đạt 2,81 tỷ USD (2023) và đạt 3,97 tỷ USD (2028) với tốc độ tăng trưởng 7,13%
2. Giải pháp báo cháy
a. Chức năng
- Cảnh báo tức thời về tình trạng cháy tại cơ sở, công trình tới chủ nhà, cơ quan quản lý và lực lượng phòng cháy, chữa cháy. Khi có dấu hiệu cháy nổ xảy ra hệ thống giám sát, cảnh báo thông minh sẽ ngay lập tức cảnh báo bằng âm thanh trực tiếp tại điểm giám sát, gửi thông tin cảnh báo tới trung tâm thông tin chỉ huy qua đường truyền Internet, đồng thời gửi tin nhắn (SMS) và gọi điện thoại đến số điện thoại đã được cài đặt trên hệ thống ngay tại thời điểm xảy ra cảnh báo.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về vụ cháy (tình trạng, vị trí, đầu mối liên hệ) tới các cơ quan quản lý, lực lượng PCCC, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời thực hiện quản lý, điều hành chữa cháy hiệu quả.
- Kiểm soát được số lượng thiết bị, tình trạng hoạt động của thiết bị, vị trí từng thiết bị, đảm bảo hệ thống báo cháy luôn hoạt động ổn định, tin cậy.
b. Giải pháp kỹ thuật
Hiện nay có 2 giải pháp báo cháy thông minh được sử dụng
- Giải pháp báo cháy hệ thống: Thiết bị trung tâm (Gateway) kết nối với các cảm biến và truyền dữ liệu lên platform xử lý, đẩy cảnh báo qua SMS, Call, Website, App
-
Gateway: Kết nối tới các cảm biến (khói, nhiệt, chuông đèn, nút bấm…) và chuyển thông tin trạng thái các cảm biến về platform thông qua mạng di động (2G/4G) hoặc Wifi. Thiết bị Gateway sử dụng điện để duy trì hoạt động.
-
Cảm biến: Phát tín hiệu không dây về bộ trung tâm điều khiển để báo động khi phát hiện có khói (hoặc nhiệt) bốc lên trong khu vực hoạt động của mắt cảm biến. Cảm biến khói thường được lắp đặt ở độ cao tối đa 6m với diện tích sàn 60m2, khả năng nhận biết khói trong phạm vi bán kính 5m. Cảm biến kết nối với Gateway bằng Bluetooth hoặc Zigbee. Cảm biến dùng Pin.
-
Chuông, đèn: Thiết bị được lắp đặt theo quy chuẩn PCCC, bao gồm 01 đèn cảnh báo và 01 chuông kết hợp nút bấm để người dùng chủ động thực hiện cảnh báo. Khi nhấn vào nút nhấn cảnh báo bên ngoài, chuông kêu và đèn nháy liên tục, đồng thời thiết bị gửi trạng thái về thiết bị trung tâm thông báo trạng thái hiện tại. Khi thiết bị trung tâm ở trạng thái cảnh báo, chuông cũng sẽ kêu và đèn nháy liên tục để cảnh báo đang có cháy xảy ra. Thiết bị chuông, đèn, nút bấm kết nối với Gateway thông qua Bluetooth hoặc Zigbee.
- Giải pháp báo cháy độc lập: Thiết bị báo cháy tích hợp cảm biến khói, chuông, đèn và truyền dữ liệu qua mạng NB-IoT về platform xử lý, đẩy cảnh báo qua SMS, Call, Website, App
-
Thiết bị báo cháy: Tích hợp “all in one” cảm biến khói, chuông, đèn: Khi nồng độ khói vượt mức cho phép, thiết bị đẩy cảnh báo về platform, đồng thời cảnh báo tại chỗ qua chuông, đèn
-
Công nghệ kết nối: Sử dụng công nghệ NB-IoT với khả năng phủ sâu và tiết kiệm điện năng, giúp thiết bị hoạt động ổn định với pin trong thời gian 3-5 năm.
3. Đánh giá
Để đánh giá 2 giải pháp báo cháy hệ thống và báo cháy độc lập, chúng ta thử so sánh theo các khía cạnh sau
- Chức năng cảnh báo: Hải giải pháp đều có tính năng vượt trổi về khả năng cảnh báo (cảnh báo tại chỗ, cảnh báo đến chủ nhà, ban quản lý, lực lượng PCCC thông qua Web/Call/SMS).
- Độ ổn định:
Hai giải pháp đều có khả năng kiểm soát được số lượng thiết bị, tình trạng hoạt động của thiết bị, vị trí từng thiết bị, đảm bảo hệ thống báo cháy luôn hoạt động ổn định, tin cậy.
Giải pháp báo cháy hệ thống: Thiết bị điều khiển trung tâm sử dụng điện (có thể có pin backup) nên khi sảy ra cháy, mất điện sẽ có rủi ro thiết bị không hoạt động được.
Giải pháp báo cháy độc lập: Thiết bị sử dụng Pin với thời gian 3-5 năm, đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ổn định trong kể cả tình huống cháy, mất điện.
- Khả năng lắp đặt: Giải pháp báo cháy độc lập “all in one” trong một thiết bị nên sẽ đơn giản trong việc lắp đặt, cấu hình, vận hành, bảo dưỡng.
- Khả năng sẵn sàng:
Giải pháp báo báo cháy hệ thống sẵn sàng triển khai do hoạt động trên hạ tầng mạng 2G/4G/Wifi có sẵn, đã triển khai rộng khắp cả nước.
Giải pháp báo cháy độc lập triển khai triển khai trên mạng NB-IoT. Hiện tại Viettel đã triển khai mạng NB-IoT phủ sóng toàn bộ Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Theo thông tin từ nhà mạng Viettel, mạng NB-IoT được nâng cấp phần mềm từ mạng 4G (đã phủ sóng toàn quốc), do vậy nhà mạng Viettel sẵn sàng phát sóng mạng NB-IoT toàn quốc theo nhu cầu của khác hàng.