Viettel xây dựng "Công cụ khảo sát hạ tầng và đánh giá thiết kế vô tuyến cho cột viễn thông", đáp ứng các yêu cầu công việc của Viettel. Công nghệ Digital Twin và AI được áp dụng để tạo dựng lại bản sao 3D cho từng trạm viễn thông từ dữ liệu hình ảnh 2D thu thập được bằng Drone.
Từ rất lâu, có những việc lặp đi lặp lại trên mạng lưới Viettel nhưng vẫn được tiến hành bằng nhân sự thủ công, tốn nhiều thời gian và chi phí tuy nhiên độ chính xác lại không cao, phụ thuộc chủ yếu vào sự cẩn thận và nghiệp vụ của người thực hiện. Cụ thể có thể nói đến 2 nhóm công việc sau:
-
Nhóm 1: Công việc khảo sát, thiết kế, lắp đặt bổ sung thiết bị vô tuyến.
-
Nhóm 2: Công việc đánh giá, kiểm định, bảo dưỡng cột định kỳ.
Hình 1. Kỹ sư FT trèo cột thực hiện khảo sát
Trong bối cảnh, Viettel triển khai khối lượng lớn trạm 5G trên diện rộng cũng như lắp đặt thiết bị cosite để nâng cao vùng phủ 4G, tắt dần mạng 2G; các kỹ sư rất cần bản thiết kế danh định chính xác để triển khai cũng như đánh giá được sự an toàn của cột khi 1 lượng lớn thiết bị được bổ sung vào mạng lưới.
Viettel xây dựng “Công cụ khảo sát hạ tầng và đánh giá thiết kế vô tuyến cho cột viễn thông”, đáp ứng các yêu cầu công việc của Viettel. Công nghệ Digital Twin và AI được áp dụng để tạo dựng lại bản sao 3D cho từng trạm viễn thông từ dữ liệu hình ảnh 2D thu thập được bằng Drone. Mô hình 3D của trạm đảm bảo độ sắc nét sao để khảo sát các chi tiết trên trạm như:
-
Nhận diện và đo đạc thông kỹ thuật của cột.
-
Nhận diện và đo đạc thông kỹ thuật của thiết bị treo trên cột.
-
Phát hiện các lỗi kỹ thuật trên cột.
-
Tính toán tải trọng của cột.
-
Đánh giá thiết kế danh định vô tuyến và hỗ trợ đề xuất các phương án lắp đặt thiết bị.
Hình 2. Công nghệ Digital Twin cho cột viễn thông
Qua đó, hệ thống giúp nâng cao năng suất lao động khi chỉ cần 01 FT thực hiện khảo sát trạm bằng Drone trong vòng 30 phút, giúp giảm ~50% thời gian và 50% nhân sự so với công việc tổ chức khảo sát hiện nay và giảm thiểu nguy cơ xảy ra mất an toàn lao động.
Việc nhận diện chính xác thông tin cột và thiết bị trên cột giúp chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quản lý tài sản nhà trạm, hỗ trợ công việc tính toán tải trọng, khảo sát hạ tầng và thiết kế vô tuyến ngay trên mô hình 3D của trạm. Giúp tăng hiệu quả và độ chính xác của công việc.
Các dấu hiệu bất thường về lỗi kỹ thuật trên cột cũng được phát hiện để thực hiện các phương án bảo dưỡng, cải tạo hạ tầng kịp thời, giúp đảm bảo chất lượng mạng lưới phục vụ khách hàng.
Hình 3. Công nghệ AI nhận diện thiết bị
Với những giá trị to lớn của hệ thống mang lại, Viettel quyết tâm hoàn thiện các chức năng quan trọng trong năm 2024, đưa hệ thống vào áp dụng thực tế trên mạng lưới, hỗ trợ các công việc nghiệp vụ về khảo sát hạ tầng và thiết kế vô tuyến của kỹ sư Viettel.